Trung tâm Huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động được thành lập từ năm 2004 theo Quyết định số1176/2004/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn lao động. Trải qua hơn 16 năm hoạt động Trung tâm ngày càng lớn mạnh và phát triển trên nhiều lĩnh vực dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao độngđã thực hiện đào tạo hàng chục nghìn cán bộ quản lý, người làm công tác ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và hàng triệu lượt người lao động; quan trắc môi trường lao động cho hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn cả nước; đào tạo ngắn hạn sơ cấp nghề cho hàng nghìn người lao động và kiểm định hàng ngàn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ …)
Ghi nhận quá trình xây dựng và phát triển không ngừng của Trung tâm, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ký ban hành QĐ số 16-LĐTBXH ngày 08/01/2021 về việc đổi tên và kiện toàn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Huấn luyện An toàn – Vệ sinh lao động thành “Trung tâm Quốc gia về An toàn – vệ sinh lao động” tên giao dịch quốc tế là “National Center for Occupational Safety and Health” viết tắt là “NCOSH”. Trụ sở chính của Trung tâm tại tầng 2 Tòa nhà Liên cơ quan Bộ LĐTBXH ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Cơ sở Đào tạo, huấn luyện, thực hành, thí nghiệm, thử nghiệm tại đường Hữu nghị, phường Xuân khanh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà nội; Trung tâm có đại diện TP. Hồ Chí Minh.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM QUỐC GIA VỀ AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG
Với ba chức năng và bảy nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ giao thực hiện các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực ATVSLĐ: Đào tạo, huấn luyện về An toàn Vệ sinh lao động; Quan trắc môi trường lao động, Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Đào tạo nghề ngắn hạn, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thử nghiệm, chứng nhận máy, thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tư vấn về ATVSLĐ; Hợp tác quốc tế….
Trung tâm luôn xác định mục tiêu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước là nội dung ưu tiên hàng đầu như: Tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho nhiều văn bản của Bộ, Cục;Tham gia thực hiện dịch vụ công trong việc huấn luyện ATVSLĐtheo Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, an toàn lao động trong nhiều địa phương trên cả nước. Huấn luyện ATVSLĐtheo đặt hàng của Cục An toàn lao động; Thực hiện các hoạt động đo, thử nghiệm, chứng thực các số liệu làm cơ sở dữ liệu cho việc ban hành văn bản quản lý nhà nước liên quan đến danh mục nghề.
Với cơ sở vật chất được đầu tư trên 100 tỷ đồngtừ Dự án KOICA, cùng các dự án đầu tư của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-TBXH, với các thiết bị, hạ tầng cơ sở hiện đại bậc nhất Việt Nam trong công tác ATVSLĐ . Trung tâm là đơn vị luôn hàng đầu trong cả nước về công tác huấn luyện ATVSLĐ, quan trắc môi trường Lao động, Kiểm định và tổ chức đào tạo kiểm định viên… Trung tâm luôn chú trọng đầu tư vào nhiệm vụ trọng tâm này đặc biệt là đào tạo “Máy cái” với các nhóm đối tượng như: Người huấn luyện ATVSLĐ, người làm ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, số lớp huấn luyện và số người huấn luyện liên tục tăng trong những năm gần đây. Mỗi năm thực hiện huấn luyện cho hàng chục ngàn người nhằm giúp người học nhận thức được các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất từ đó biết cách cải thiện điều kiện làm việc phòng tránh góp phần vào việc giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trong công tác huấn luyện Trung tâm phải luôn cập nhật, phổ biến kịp thời và đưa vào chương trình huấn luyện, các nội dung huấn luyện, đào tạo luôn đổi mới khoa học, phù hợp với các qui định mới của pháp luật,phương pháp giảng dạy hiện đại sát với thực tế lấy người học làm trung tâm.Không chỉ tham gia công tác huấn luyện trong nước hiện nay Trung tâm còn tham gia giảng dạy tại các nước (Thái Lan, Campuchia, Lào); Tham gia đấu thầu, trúng thầu các gói thầu lớn, đòi hỏi khắt khe về yêu cầu chất lượng; Tổ chức, triển khai thực hiện tốt và có uy tín các dịch vụ an toàn vệ sinh lao động cho các Tập đoàn, Công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của Pháp luật Việt nam cũng như những đòi hỏi khắt khe của tiêu chuẩn Quốc tếvề chất lượng dịch vụ cao như: Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn Samsung, Công ty Honda, Vinfast, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam …)
Trong hoạt động quan trắc môi trường lao động, kết hợp với hệ thống thiết bị hiện đại được quan tâm đầu tư từ các dự án, trong nhiều năm qua Trung tâm cũng đãliên tục đầu tư thêm hệ thống máy, trang thiết bịhiện đại chophòng phân tích các mẫu đo kiểm và đã thực hiện quan trắc cho nhiều doanh nghiệp trên nhiều địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng nghìn điểm đo, góp phần giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố vệ sinh vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nhằm cải thiện điều kiện lao động; An toàn hơn, tốt hơn cho Người lao động.
Từ năm 2019 đến nay Trung tâm đã tiến hành hoạt động đo, đánh giá điều kiện lao động cho Người lao động thuộc Tập đoàn điện lực, Tập đoàn than khoáng sản, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Cao su… được các cơ quan, đơn vị chức năng tin tưởng, đánh giá cao và chuyên nghiệp việc thực hiện bài bản, đúng thường quy làm cơ sở khoa học cho việc áp dụng danh mục nghề công việc nặng nhọc và đặc biệt nặng nhọc.
Đặc biệt, được sự đồng ý của cục trưởng Cục An toàn lao động; Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, trong năm 2020, Trung tâm đã phối hợp với 3 Cục là Cục Bảo trợ xã hội; Cục Người có công; Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội tiến hành khảo sát môi trường lao động mẫu cho một số đơn vị sự nghiệp trong ngành như: quản lý nghĩa trang liệt sỹ, Trung tâm điều dưỡng người có công, thương binh nuôi dưỡng người tâm thần; Trung tâm cai nghiện ma túy … để làm chế độ cho Người làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm
Hàng loạt dịch vụ ATVSLĐkhác như: Đào tạo sơ cấp nghề các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Đào tạo bồi dưỡng Kiểm định viên;Tư vấn cho doanh nghiệp về thực hiện công ATVSLĐ; Kiểm định Kỹ thuật An toàn an toàn lao độngcũng được Trung tâm phát huy đẩy mạnh và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng trên cả nước.
Ngoài các hoạt động trong công tác chuyên môn, đơn vị cũng tích cực trong việc tham gia với Cục các hoạt động hợp tác quốc tế như: đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn chuyên gia quốc tế thuộc các tổ chức như: KOICA, ILO, KOSHA, JICA, các đoàn chuyên gia từ Đức, Đan Mạch, Malai, Singapo, Lào…. Thông qua hoạt động quốc tế, Trung tâm đã có được sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc tài trợ 3,4 triệu USD đầu tư cho cơ sở Huấn luyện của Trung tâm ở Sơn Tây.
Trong thời gian tới Trung tâm tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, tham gia tích cực hơn nữa công tác của một đơn vị sự nghiệp phục vụ công cho công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ, văn bản QPPL, quan trắc môi trường lao động cho các đơn vị trong ngành, kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt cho các đơn vị trong và ngoài ngành, tham gia đào tạo nghề ngắn hạn,; Tư vấn, đánh giá,, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trung tâm luôn định hướng phát triển theo quy mô chiến lược với tầm nhìn và sứ mệnh “Trung tâm Quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động là một cơ sở đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học sự nghiệp công lập đầu đàn, tiên phong của Việt Nam và khu vực về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, không ngừng phấn đấu vì sự đảm bảo cho sức khoẻ và tính mạng của người lao động thông qua những nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực làm công tác an toàn cho các doanh nghiệp, trong các công trình nghiên cứu khoa học chất lượng cho xã hội”. Được thực hiện dựa trên các giá trị cốt lõi:
- Luôn tự hào và đáng tin cậy về chất lượng công việc – dịch vụ.
- Hiện đại về cơ sở vật chất với phương pháp làm việc tiên tiến.
- Chuyên nghiệp trong phong cách làm việc – Luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới không ngừng.
- Tất cả vì sự cải thiện điều kiện lao động, vì sự an toàn, sức khỏe cho người lao động, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp và xã hội. Gia tăng các giá trị nhận thức nhân văn về an toàn vệ sinh lao động cho xã hội, cho doanh nghiệp và người lao động là mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững.