Dự án "Nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam"

Ngày cập nhật: 21-12-2012

 

Tăng cường công tác an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp, góp phần giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại cấp doanh nghiệp…..

– Tên dự án: Nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam (ILO/Luxembourg).
– Tên viết tắt: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

– Mã số: VIE/05/01/LUX

– Thời gian: 3 năm ( tháng 6 năm 2006- tháng 6 năm 2009)

– Cơ quan điều hành: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

– Cơ quan thực hiện: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ( Cục An toàn lao động).

– Các cơ quan phối hợp: Bộ Y tế; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan liên quan khác

– Kinh phí: 530.000 USD.

– Nước tài trợ: Chính phủ Luych xăm bua

– Đóng góp của phía Việt Nam: 53.000 USD ( bằng hiện vật)

MỤC TIÊU DỰ ÁN

I. Mục tiêu phát triển:

Tăng cường công tác an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp, góp phần giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại cấp doanh nghiệp; tăng cường quan hệ xã hội giữa cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc nâng cao năng lực của Trung tâm huấn luyện an toàn- vệ sinh lao động, củng cố hệ thống huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, xây dựng chính sách huấn luyện và dịch vụ huấn luyện về an toàn- vệ sinh lao động cho các đối tác xã hội để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động, môi trường lao động trong phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.

II. Kết quả của dự án:

1. Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được tăng cường năng lực để tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và người lao động.

2. Có chính sách toàn diện về huấn luyện và đào tạo về an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng liên quan.

3. Có giáo trình và phương pháp huấn luyện cơ bản, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và có cơ chế để thường xuyên cập nhật tài liệu huấn luyện.

4. Phát triển và năng cao naang cao năng lực đội ngũ huấn luyện viên, giảng viên về an toàn- vệ sinh lao động tại 3 miền.

5. Trung tâm huấn luyện đủ khả năng tổ chức huấn luyện và tư vấn về an toàn vệ sinh lao động cho các dối tác xã hộitrên cơ sở có thu.

III. Chỉ tiêu:

1. Số giảng viên, huấn luyện viên được dào tạo kỹ năng huấn luyện, cập nhật kiến thức cần thiết về an toàn- vệ sinh lao động; Năng lực đánh giá nhu cầu về đào tạo, thiết kế các chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng.

2. Chiến lược huấn luyện ngắn hạn, dài hạn, phân tích nhu cầu huấn luyện, phương pháp huấn luyện kế hoạch của từng đối tượng.

3. Số giáo trình; số người được hỏi đánh giá giáo trình phù hợp.

4. Có cơ chế và kế hoạch đào tạo đọi ngũ giảng viên và thanh tra lao động tại 3 miền.

5. Số giảng viên, số người làm công tác tư vấn an toàn- vệ sinh lao động; số giáo trình huấn luyện; số chương trình huấn luyện được thiết kế để chiêu sinh; số lớp huấn luyện.

MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1. Mục tiêu ngắn hạn thứ nhất: Xây dựng một chiến lược, kế hoạch huấn luyện dài hạn về an toàn- vệ sinh lao động đẻ thực thi luật pháp lao động của Việt Nam. Hệ thống huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có đủ khả năng tổ chức đánh giá các nhu cầu về đào tạo, thiết kế các chương trình giảng dạy và đảm nhiệm việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho huấn luyện viên, giảng viên an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động và các cán bộ an toàn- vệ sinh lao động.

1.1 Kết quả:

a. Trung tâm huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động sẽ được tăng cường năng lực để tổ chức các khoá huấn luyện cho giảng viên và tư vấn về huấn luyện an toàn- vệ sinh lao động cho các thanh tra, các chuyên gia về an toàn- vệ sinh lao động cũng như người sử dụng lao động và các cán bộ công đoàn cơ sở.

b. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

c. Có tài liệu, nội dung, chương trình huấn luyện cơ bản, phù hợp với thực tiễn và có cơ chế để thường xuyên cập nhật tài liệu huấn luyện.

d. Thực hiện chương trình xúc tiến huấn luyện.

1.2 Chỉ tiêu:

a. Đội ngũ giảng viên, tư vấn; tài liệu huấn luyện; chương trình huấn luyện; chiến lược, kế hoạch huấn luyện dài hạn.

b. Chính sách, cơ chế đào tạo giảng viên, chính sách cơ chế huấn luyện phù hợp với thực tiễn; xây dựng phần mềm quản lý đào tạo.

c. Số sản phẩm sử dụng cho huấn luyện; tỷ lệ % số người được hỏi đánh giá tài liệu phù hợp.

d. Phạm vi huấn luyện được mở rộng; số lượng học viên tăng.
2. Mục tiêu ngắn hạn thứ hai: Trung tâm huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động sẽ tổ chức huấn luyện giảng viên, huấn luyện nâng cao cho đội ngũ cán bộ bảo hộ lao động và huấn luyện cho các đối tác xã hội có thu phí.

2.1 Kết quả:

a. Khoảng 90 giảng viên chuyên trách và kiêm nhiệm có trình độ sẽ được tuyển chọn để huấn luyện trở thành giảng viên thực hiện huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động cho 3 miền tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

b. Huấn luyện bổ sung về các kỹ năng tư vấn và về an toàn – vệ sinh lao động cho 300 học viên là cán bộ Cục An toàn lao động, thanh tra Bộ, các trung tâm kiểm định, trung tâm y tế dự phòng.

c. Tuyển dụng và huấn luyện về ATVSLĐ cho các đối tác xã hội: 30 cán bộ công đoàn; 30 đại diện người sử dụng lao động và 40 cán bộ quản lý ở một số bộ, ngành và 50 giảng viên của một số trường đại học lớn.

d. Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động sẽ tăng cường huấn luyện và tư vấn về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, các cán bộ bảo hộ lao động của doanh nghiệp trên cơ sở hỗ trợ giúp đỡ và tổ chức huân sluyện có thu phí.

2.2. Chỉ tiêu:

a. Số giảng viên có các kỹ năng giảng dạy lý thuyết, thực hành ATVSLĐ thành thạo.

b. Số người được huấn luyện kỹ năng tư vấn và bổ sung kiến thức ATVSLĐ.

c. Số cán bộ của các Bộ, ngành, công đoàn, đại diện người sử dụng lao động, giảng viên của một số trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.

d. Số lớp huấn luyện có thu học phí; số chuyên đề huấn luyện; các hoạt động tư vấn.

X