Dự thảo Nghị định Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc

trung 2222
Hằng năm, Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh báo cáo tình hình chi trả hỗ trợ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đào tạo và phục hồi chức năng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đồng thời gửi cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội cùng cấp.

Dự thảo

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ  sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học viên được hưởng sinh hoạt phí;
e) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
2 . Người sử dụng lao động  theo quy định tại khoản 3 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được chỉ định là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động có đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp là cơ sở y tế có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ và trang thiết bị thực hiện khám bệnh nghề nghiệp.
3. Tổ chức điều trị bệnh nghề nghiệp là là các đơn vị y tế, bệnh viện có đủ điều kiện hoạt động điều trị hiện bệnh nghề nghiệp.
4. Tổ chức phục hồi chức năng lao động là các đơn vị phục hồi chức năng lao động thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội, bệnh viện chuyên khoa bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh viện cấp tỉnh đủ điều kiện.
5. Thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp là thời gian được quy định đối với mỗi nghề nghiệp kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với yếu tố độc hại mà còn khả năng phát bệnh để đảm bảo cho người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp.
Điều 4. Nguyên tắc hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Việc hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên nguyên tắc chỉ hỗ trợ đối với những người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Mức hỗ trợ được xác định trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, thực tế đào tạo, huấn luyện, khám, điều trị bệnh và phục hồi chức năng cho người lao động.
4. Đảm bảo cân đối quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trên nguyên tắc đóng – hưởng theo quy định.

Chương II
QUY BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ MỐT SỐ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 5. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 được quy định chi tiết, như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1%  trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a,b,c,d,đ và e khoản 1 điều 2 Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e,  khoản 1, Điều 2 của Nghị định này vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
4. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động trong mỗi hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 6 . Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động quy định tại Khoản 2, Điều 43 được quy định như sau:
1.  Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:
a) Trợ cấp tai nạn lao động trên cơ sở hợp đồng lao động có mức đóng cao nhất;
b) Các chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng lao động;
c) Các chế độ bảo hiểm xã hội khác trên cơ sở hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động được xác định trên cở sở kết quả điều tra tai nạn lao động.
Điều 7. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 2, Điều 46 được quy định như sau:
1. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong khoảng thời gian bảo đảm theo từng bệnh nghề nghiệp kể từ ngày nghỉ hưu hoặc rời khỏi nghề, công việc cũ gây nên thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ.
2.Việc giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa đối với người đã nghỉ hưu hoặc người đã thôi việc thì do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện, đối với người đang làm việc thì do người sử dụng lao động thực hiện.
3. Người bị bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều này được quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định  tại Nghị định này.

Chương III
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 8. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
1.  Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên.
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và sức khỏe của người lao động nếu cần phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để chuyển đổi công việc.
Điều 9. Mức hỗ trợ đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp
1. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01  năm chỉ được hỗ trợ một lần..
3. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do người sử dụng lao động tự chi trả.
Điều 10. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ 
1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để chuyển đổi công việc cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Bản sao sổ bảo hiểm xã hội trước khi thay đổi công việc và bản sao sổ bảo hiểm xã hội sau khi thay đổi công việc.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa.
4. Chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.

NGHI DINH BAO HIEM(21_12_2015) (1)

Việt Dũng

X