Triển khai thực hiện việc đánh giá phân loại lao động thông qua đo, đánh giá hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động

Thực hiện quy định tại Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong đó Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Ảnh: Nghề, công việc Xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến mủ cao su

 

Ngành cao su là ngành sản xuất đặc thù có quy mô lớn với diện tích trải dài khắp các tỉnh, thành phố trong nước và một số quốc gia ở nước ngoài như: Lào, Campuchia…, có số lượng lao động làm việc trong ngành tương đối lớn và nhiều về chức danh nghề, công việc, điều kiện lao động đa dạng: Làm việc ngoài trời, ban đêm, trong nông trường, tại vườn cây, nhà máy sản xuất, phân xưởng chế biến, nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su…. Với những công việc từ ươm trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển, lưu giữ bảo quản, chế biến, sản xuất…. Chính vì vậy, điều kiện lao động của người lao động trong ngành cao su cũng có yếu tố, tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đa dạng trong quá trình thực hiện công việc.

Ảnh: Nghề, công việc Bốc vác mủ trong vườn cây cao su

 

Với mục đích là xây dựng Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vì vậy chỉ đánh giá, phân loại các nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ảnh: Nghề, công việc Sửa chữa, bảo trì Cơ điện trong Nhà máy chế biến mủ cao su

Căn cứ theo Công văn số 2784/CSVN-LĐTL của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ngày 28 tháng 8 năm 2020 về việc triển khai thực hiện việc đánh giá điều kiện lao động để bổ sung nghề, công việc vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho ngành Cao su do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ cho Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trực thuộc Cục An toàn lao động thực hiện đo, đánh giá các chỉ tiêu về điều kiện lao động đối với một số nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và Văn bản số 418/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 25 tháng 8 năm 2020 của Cục An toàn lao động về việc phối hợp, đo đánh giá các chỉ tiêu về môi trường lao động, điều kiện lao động của các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ảnh: Nghề, công việc Lái xe nâng trong Nhà máy chế biến mủ cao su

Trung tâm Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai thực hiện việc đánh giá phân loại lao động thông qua đo, đánh giá hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động theo phương pháp xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn tại Công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thường quy kỹ thuật hiện hành đối với các nghề, công việc do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đề xuất. Trong đó, đoàn cán bộ của Trung tâm đã triển khai thực hiện đánh giá điều kiện lao động của người lao động tại các đơn vị thuộc tập đoàn, nông trường, nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su./.

Ảnh: Nghề, công việc Quản lý khai thác mủ cao su

Ảnh: Nghề, công việc Định hình và lưu hóa các sản phẩm cao su

Nguyễn Thanh Tùng

X